Với các bạn trẻ chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học cũng như những bạn đang theo học chuyên ngành quản lý kinh tế chắc chắn cũng đã tìm hiểu ít nhiều về thông tin của chuyên ngành này. Tuy nhiên, liệu mọi người đã có cái nhìn đúng nhất về chuyên ngành này hay chưa? Ngành quản lý kinh tế là gì? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại tất cả những thông tin có liên quan đến chuyên ngành quản lý kinh tế hiện nay.

Ngành quản lý kinh tế là gì?
Để biết ngành quản lý kinh tế là gì, đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng quản lý kinh tế là làm những gì? Quản lý kinh tế là một quá trình lựa chọn cũng như thiết kế một hệ thống chức năng, các nguyên tắc cũng như phương pháp nhằm để quản lý kinh tế của đơn vị. Đồng thời xây dựng nên một hệ thống cán bộ quản lý để bảo đảm được nguồn lực thông tin và vật chất của đơn vị.
Vậy nên khi được đào tạo về chuyên ngành quản lý kinh tế sinh viên ra trường sẽ có được những kỹ năng về dự báo, phân tích, tổ chức, kiểm tra,… về kinh tế của một địa phương hay là của một doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Dự báo về việc phát triển kinh tế
Đây là một công việc khá quan trọng đối với nền kinh tế của một địa phương hay là của một doanh nghiệp. Dự báo phát triển kinh tế yêu cầu sử dụng những phương pháp chuyên môn cũng như công cụ hỗ trợ để đưa ra được một kết quả dự báo chính xác phù hợp với xu thế phát triển chung.

Phân tích kinh tế tại từng thời điểm
Đây là một công việc đòi hỏi những kỹ năng như mô tả tổng hợp và so sánh các tình hình kinh tế qua từng thời điểm khác nhau. Từ đó đưa ra được một phương án đánh giá cũng như nhận định thật chính xác để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh ở kỳ kế tiếp hoặc có thể kịp thời điều chỉnh được một số chính sách đang sử dụng tại đơn vị. Hầu hết những quyết định đưa ra phải phù hợp với các yếu tố bên trong, bên ngoài đơn vị và đặc biệt phải phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường hiện tại.
Tổ chức và điều hòa các hoạt động kinh tế
Công việc tổ chức các hoạt động kinh tế tức là người quản lý phải đưa ra các thiết kế mới về hệ thống ra quyết định, hệ thống thông tin quản lý cũng như các phương án báo cáo và phối hợp giữa các bộ phận liên quan với nhau. Từ đó có thể vận hành tốt được toàn bộ đơn vị.
Kiểm tra và kiểm soát các hoạt động kinh tế của đơn vị
Đây là một công việc rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động của mỗi đơn vị. Người quản lý phải sử dụng đến các phương pháp đã được tích lũy kết hợp với các điều luật đang hiện hành để có thể giải quyết được những vấn đề của đơn vị và tháo gỡ một cách kịp thời.

Yếu tố cần có của một người theo học ngành quản lý kinh tế
Để có thể theo học được ngành quản lý kinh tế đòi hỏi người học phải có những năng khiếu vốn có của bản thân. Tuy nhiên, đối với những người không may mắn sở hữu được những vốn kỹ năng đó thì môi trường đào tạo sẽ giúp mọi người thông thạo cũng như thành công trong ngành nghề này.
Những yếu tố cần có ở một người học chuyên ngành quản lý kinh tế và có nguyện vọng tiếp tục theo làm chuyên ngành đó là sở hữu một tư duy về kinh tế phải nhạy bén. Thích ứng nhanh với các vấn đề kinh tế xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Đồng thời phải có một khả năng phân tích, giải quyết tốt các vấn đề một cách logic nhất. Ngoài ra không thể không kể đến khả năng tổ chức, diễn đạt tốt trong một đơn vị và cuối cùng chính là tinh thần yêu thích tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề kinh tế trên thị trường trong và ngoài nước.

Tốt nghiệp ngành quản lý kinh tế thì sẽ làm việc ở đâu?
Việc làm sau khi tốt nghiệp chắc chắn là điều mà mỗi sinh viên nói chung và sinh viên theo học chuyên ngành quản lý kinh tế nói riêng đều quan tâm. Đối với sinh viên ngành quản lý kinh tế sau khi ra trường có thể tự tin trở thành một nhân sự về lĩnh vực kinh tế trong bất kì cơ quan Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với các cơ quan Nhà nước các cử nhân có thể xin tuyển vào các bộ phận hoạch định, bộ phận tổ chức thực thi các chiến lược – kế hoạch, bộ phận tổ chức và triển khai các hoạt động thương mại hóa của đơn vị,… cùng rất nhiều các bộ phận khác có liên quan đến các cơ sở lý thuyết đã được học trên ghế nhà trường như đã nêu ra ở trên.
- Tương tự đối với các doanh nghiệp tư nhân thì mỗi cử nhân khi ra trường cũng có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế hoạch, bộ phận chính sách kinh doanh của doanh nghiệp,….
- Ngoài ra, mọi người theo học ngành quản lý kinh tế cũng đều có thể làm việc trong các tổ chức ngoài Nhà nước và doanh nghiệp như các viện chuyên nghiên cứu về kinh tế và quản lý kinh tế. Hoặc có thể tự thành lập doanh nghiệp riêng của mình theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Trên đây là những thông tin sát thực về chuyên ngành quản lý kinh tế cũng như những kinh nghiệm tích lũy được dưới mái trường đại học. Bài viết đã giải thích rõ khái niệm ngành quản lý kinh tế là gì, từ đó đưa ra những cơ hội về việc làm mà mọi người có thế tham khảo thêm.