Du Học Học Bổng

Du học ngành nào để bắt kịp xu hướng toàn cầu?

Du học ngành nào để bắt kịp xu hướng toàn cầu

Chọn ngành học để du học là mối quan tâm đối với các bạn trẻ. Thế giới luôn luôn thay đổi, điều này ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn ngành sao cho phù hợp với xu hướng. HocSinh365 sẽ giới giới thiệu tới các bạn những nhóm ngành hiện đang là xu thế toàn cầu. 1. Nhóm ngành Công nghệ thông tin Những năm gần đây, cụm từ “công nghệ số 4.0”, “cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được bắt gặp nhiều hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh, Công nghệ thông tin vẫn tiếp tục phát triển cùng với nhiều sản phẩm công nghệ được ra đời. Công nghệ thông tin (Information Technology hay IT) là ngành kỹ thuật sử dụng máy tính để xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Ngành này rất “khát” nhân lực. Vì thế, bạn nên tìm kiếm các trường đại học có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu học và việc làm trong tương lai. Công nghệ thông tin đòi hỏi bạn phải yêu thích nghiên cứu, tư duy logic, tiếng anh tốt và tính kiên nhẫn để thích ứng được với ngành. Đối với ngành này, bạn có thể chọn du học ở các lĩnh vực như: phát triển phần mềm, lập trình, an toàn thông tin,.. Không chỉ thế, CNTT có mức lương khởi điểm cao hơn với các ngành khác. Với thị trường quốc tế, CNTT càng được chú trọng, với nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo công nghệ thông tin, tuy nhiên có sự chênh lệch về học phí và chuyên môn. Thế nên phụ huynh cần được tư vấn, suy nghĩ để xác định và lựa chọn đất nước du học phù hợp. 2. Nhóm ngành tài chính – ngân hàng Hiểu cơ bản, ngành tài chính (Finance) liên quan đến quản lý tiền bạc. Ngành này luôn được quan tâm đề được các nước chú trọng đào tạo. Du học ngành này, bạn có cơ hội nâng cao kiến thức bao gồm cả những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Để theo học có nhiều yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, với nhiều trường đại học bạn chỉ cần có năng khiếu với tài chính, toán học và chứng chỉ tiếng anh là có thể du học ngành này trên toàn thế giới. Ngành tài chính là một lĩnh vực rộng lớn, gồm nhiều khía cạnh như: Kế toán, Tài chính doanh nghiệp, Phân tích tài chính, Chứng khoán,… Du học ngành này mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập cao. Một số lĩnh vực phổ biến như: Quản lý tài chính: Nhiệm vụ chính là giám sát dòng tiền, lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh, cung cấp báo cáo tài chính, đánh giá cơ hội đầu tư trên thị trường. Kinh doanh tài chính: Liên quan đến mua và bán như cổ phiếu, trái phiếu và tài sản. Lĩnh vực này đòi hỏi khả năng đưa ra quyết đoán và đây cũng là ngành có áp lực cao. Bảo hiểm: Lĩnh vực này liên quan tới đánh giá rủi ro tài chính ảnh hưởng đến bảo hiểm, cung cấp lời khuyên cho khách hàng. Ngân hàng: Trong ngân hàng có nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí đòi hỏi kiến thức cũng như bằng cấp chuyên ngành của bạn về tài chính. 3. Nhóm ngành sức khỏe – y tế Ngành sức khỏe – y tế đóng vai trò quan trọng trên thế giới bởi đây là nhóm ngành chăm sóc tinh thần – thể chất của con người. Nhóm ngành này liên quan tới chuẩn đoán, tư vấn đưa ra các phương pháp điều trị nhằm cải thiện vấn đề sức khỏe. Đây cũng chính là ngành liên quan trực tiếp tới tính mạng con người nên được quan tâm về đạo đức và kiến thức trong ngành. Để học ngành này ngoài những chứng chỉ cần có, bạn phải có sức khỏe tốt, tính kiên trì, chăm chỉ. Ngành sức khỏe y tế có các lĩnh vực như: Điều dưỡng Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Nha khoa Dược Nội khoa, ngoại khoa Mức lương trong ngành có thể lên đến 300.000USD/năm, đặc biệt khi làm việc tại nước ngoài. Sau khi học, bạn có cơ hội làm việc tại các cơ sở Y tế, bệnh viện thậm chí là những tổ chức lớn như WHO, ASEAN, TPP… 4. Nhóm ngành nghệ thuật, thẩm mỹ, đồ họa. Đây là nhóm ngành dành cho người có khả năng hội hoạ, thẩm mỹ và nghệ thuật cao. Nhóm nghề này đòi hỏi bạn là người yêu thích cái đẹp, với khả năng cảm nhận nghệ thuật tốt. Một số lĩnh vực liên quan: Thiết kế đồ họa Thiết kế thời trang Thiết kế nội thất Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh Khi làm việc trong lĩnh vực này bạn nên làm việc trong nhiều môi trường văn hoá đa dạng, để tính sáng tạo luôn được phát huy. Mức lương ngành này là ‘vô giới hạn’ đặc biệt ở các nền kinh tế phát triển như Châu Âu, Bắc Mỹ… Tổng kết  Để bắt kịp xu hướng toàn cầu, bạn nên cập nhật tin tức, kiến thức để lựa chọn du học ngành nghề phù hợp và có cơ hội phát triển trong tương lai. Hiện nay, có rất nhiều trường đại học quốc tế có cơ sở tại Việt Nam với mô hình du học tại chỗ và chi phí chỉ bằng một nửa so với đi du học nước ngoài bạn có thể tìm hiểu và tham khảo. Chúc các bạn sẽ lựa chọn ngành phù hợp để vững bước với nghề nghiệp tương lai của mình.

Chia sẻ kinh nghiệm du học Hàn Quốc vừa học vừa làm – Du học Thanh Giang

Du học Hàn Thanh Giang

Thời gian gần đây, “du học Hàn Quốc vừa học vừa làm” trở thành “từ khóa” hot được nhiều bạn học sinh tìm kiếm. Đây được xem là “giải pháp hoàn hảo” cho những bạn học sinh muốn đi du học Hàn nhưng gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Nếu bạn đang có dự định du học Hàn Quốc vừa học vừa làm, hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu một số kinh nghiệm qua bài chia sẻ này nhé! Du học Hàn Quốc vừa học vừa làm – CƠ HỘI MỚI cho học sinh Việt Một vài năm trở lại đây, số lượng du học sinh Hàn Quốc tăng nhanh. Đi du học Hàn trở thành chọn lựa của nhiều bạn trẻ sau khi hoàn thành chương trình THPT. Rất nhiều bạn học sinh “ôm mộng” du học Hàn Quốc, vẽ ra tương lai màu hồng với cuộc sống học tập và làm việc tại đất nước hiện đại, kiếm được nhiều tiền và một tương lai sáng lạn. Tuy nhiên, thực tế, ước mơ du học Hàn Quốc vẫn khá “xa vời” với những bạn học sinh có tài chính eo hẹp. Và “du học Hàn Quốc vừa học vừa làm” được xem là “giải pháp hoàn hảo” cho những bạn học sinh gặp khó khăn trong vấn đề chi phí. Thực tế, không có chương trình nào tên là “Chương trình du học Hàn Quốc vừa học vừa làm”. Tên gọi này, được hiểu là việc đi du học kết hợp với công việc làm thêm ngoài thời gian học tập. Ở Hàn Quốc, sinh viên dành thời gian rảnh ngoài giờ đến trường để làm thêm, sinh viên thực sự được tự làm thêm, tự tìm kiếm công việc làm thêm thông qua những người thân giới thiệu hoặc đọc mẩu tin quảng cáo, tờ rơi với những mức lương khác nhau. Đây được gọi là du học vừa học vừa làm tại Hàn Quốc. Nó không chỉ giúp du học sinh giải quyết khó khăn tài chính, mà còn là cơ hội để bạn học tập, trải nghiệm và hoàn thiện bản thân. Mức thu nhập từ công việc làm thêm có thể giúp bạn trang trải chi phí sinh hoạt. Nếu may mắn tìm được công việc tốt, bạn sẽ có thêm chi phí cho sở thích cá nhân hay thậm chí là tiết kiệm gửi về cho gia đình. Đi làm thêm cũng là một trải nghiệm tốt, giúp bạn thích nghi với những khó khăn, trở ngại, những áp lực từ cuộc sống bên ngoài. Từ đó, bạn sẽ biết cách tự giải quyết, xử lý tình huống cũng như điều chỉnh áp lực bên ngoài. Đây cũng là cơ hội để bạn tăng khả năng thích nghi với hoàn cảnh. “Bỏ túi KINH NGHIỆM đi du học Hàn Quốc vừa học vừa làm Có thể thấy, du học Hàn Quốc vừa học vừa làm mở ra “cơ hội” cho rất nhiều bạn trẻ Việt Nam có mong muốn trải nghiệm nền giáo dục chất lượng và cuộc sống hiện đại. >>> TÌM HIỂU NGAY: Cuộc sống của du học sinh du học Hàn Quốc vừa học vừa làm Để giúp bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường sống tại Hàn Quốc, Thanh Giang xin chia sẻ một số kinh nghiệm du học Hàn Quốc vừa học vừa làm cần thiết. Cụ thể: Kinh nghiệm tìm việc làm thêm tại Hàn Quốc Cũng như các bạn học sinh đi du học Nhật Bản, du học sinh Hàn Quốc có thể chọn lựa nhiều công việc làm thêm khác nhau, phổ biến nhất là công việc lao động chân tay. Nếu có năng lực tiếng tốt, bạn sẽ có cơ hội làm thêm với mức lương cao hơn. Vậy bạn có thể tìm việc làm thêm ở đâu? Bạn có thể tìm kiếm công việc làm thêm từ nhiều nguồn khác nhau như bạn bè, trung tâm giới thiệu việc làm hay các trang mạng, app… Bạn bè: việc mở rộng mối quan hệ của bản thân chưa bao giờ dư thừa, đặc biệt là khi bạn ở nơi xứ người. Bên cạnh kết nối giới thiệu việc làm, những người bạn cũng sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn, bỡ ngỡ để thích nghi với môi trường học tập. Trung tâm giới thiệu việc làm: Mỗi trường đại học Hàn Quốc đều có trung tâm giới thiệu việc làm, hỗ trợ du học sinh tìm việc làm thêm. Các nhân viên của trung tâm cũng rất sẵn lòng chỉ dẫn giấy tờ để bạn đăng ký làm thêm. Hội chợ việc làm: Đây là một hình thức tuyển dụng khá phổ biến ở Hàn Quốc. Người tìm việc sẽ có cơ hội gặp gỡ các nhà tuyển dụng. Đôi khi ứng viên sẽ được phỏng vấn tại chỗ và nhận làm việc ngay. Các trang mạng, app: Một số trang web hay app tìm việc làm phổ biến tại Hàn Quốc như Samsung Careers, Job Korea, Albamon… “Đừng quên” mục đích chính là học tập Hãy xác định mục tiêu chính của mình là HỌC TẬP, và đừng để thời gian làm thêm “chiếm” hết thời gian học. Đây là sai lầm của khá nhiều bạn du học sinh. Các trường đại học Hàn Quốc rất gắt gao kiểm soát du học sinh trong vấn đề vừa học vừa làm. Trường hoàn toàn có thể tước quyền làm thêm nếu bạn không đạt được số điểm tối thiểu. Trường hợp nặng hơn, bạn có thể bị đình chỉ học tập và quay về nước. Vì thế, hãy xác định mục tiêu du học đúng đắn và cân đối thời gian hợp lý. Chủ động tìm kiếm việc làm vào ngày nghỉ Các kỳ nghỉ giữa các học kỳ khá dài, kéo dài từ 1 – 2 tháng. Nếu bạn có thể tìm được việc làm thêm trọn thời gian

Review sách: Hiểu về trái tim

Hiểu về trái tim là cuốn sách được viết không phải từ một tác giả nổi tiếng, một doanh nhân thành đạt được mọi người ngưỡng mộ nhưng nó mang đến cho người đọc những khoảng lặng, những suy ngẫm về cuộc đời, đem đến sự bình yên cho tâm hồn độc giả Hôm nay hãy cùng chúng mình review sách “Hiểu về trái tim” – Cuốn sách đặc biệt dành cho tâm hồn này nhé Tác giả cuốn sách “Hiểu về trái tim” Tác giả Minh Niệm – Hiểu về trái tim “Hiểu về trái tim” được viết bởi nhà sư Minh Niệm. Thầy Minh Niệm bước vào con đường xuất gia từ năm 17 tuổi, ngay khi tốt nghiệp Trung học phổ thông với một khát khao khám phá bản thân và tìm kiếm giá trị của con người giữa những bộn bề cuộc sống, thầy từng được sự dạy bảo của thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Pháp và thiền sư Tejaniya ở Mỹ. Từ năm 2001, thầy đã thực hành thiền tại nhiều trung tâm quốc tế và vào năm 2011-2014, thầy Minh Niệm đã thực hiện chuyến đi bộ vòng quanh 25 tiểu bang nước Mỹ, từ đây, thầy đã phóng thích được những hạn chế và yếu kém của mình và giờ đây thầy là điểm tựa tinh thần cho nhiều thiền sinh trên khắp thế giới. Thầy cũng là người sáng lập dòng thiền mới kết hợp giữa tư tưởng Phật giáo Đại thừa và Thiền nguyên thủy Vipassana, dòng thiền hiểu biết (tên tiếng Anh Understanding Meditation). Thầy là tác giả của những cuốn sách được đón nhận bởi rất nhiều độc giả như “Hiểu về trái tim”, “Làm như chơi”, “Dìu con vào đời”, “Nhìn vào Bên Trong – Bất động trước mọi biến động”, “Sánh bước bên đời” nhưng trong đó, “Hiểu về trái tim” vẫn được yêu thích hơn cả. Về cuốn sách “Hiểu về trái tim” Review sách: Hiểu về trái tim “Hiểu về trái tim” là tác phẩm đầu tay của thầy Minh Niệm được xuất bản lần đầu năm 2011, và lập kỷ lục cuốn sách có lượng in lần đầu lớn nhất, là cuốn sách được yêu thích nhất năm 2013, được bán trên Amazon với tựa đề Understanding the Heart – The Art of Living in Happiness và cho tới nay, vẫn tiếp tục đón nhận từ đông đảo độc giả. Cuốn sách bao gồm 50 chương với 479 trang sách nói về mọi hỉ-nộ-ái-ố của con người trong cuộc sống. Thông qua cuốn sách, thầy muốn chia sẻ những điều mà mình đã chiêm nghiệm được để giúp mọi người hiểu thấu được bản chất của những cảm xúc tồn tại trong tim mình, từ đó có được sự bình an và hạnh phúc, giống như thầy đã viết trong “Hiểu về trái tim”: “Cách đây mười tám năm, tôi đã quyết lòng ra đi tìm hạnh phúc chân thật. Dù thời điểm ấy, ý niệm hạnh phúc chân thật trong tôi còn rất mơ hồ, nhưng tôi vẫn tin rằng nó có thật và luôn hiện hữu trong thực tại. Đến mười năm sau tôi mới tìm thấy được con đường. Rồi mãi đến bây giờ tôi mới tự tin đặt bút xuống ghi lại những gì mình đã khám phá và trải nghiệm để chia sẻ với mọi người.” Thông tin cơ bản về cuốn sách Hiểu về trái tim Năm XB 2019 Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS Kích Thước Bao Bì 13 x 20.5 cm Số trang 480 Hình thức Bìa Mềm   Bạn học được gì qua cuốn sách “Hiểu về trái tim”?  Khi đọc “Hiểu về trái tim”, bạn có thể cảm nhận được sâu sắc tấm lòng của sư thầy Minh Niệm. Bằng ngôn từ nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thầy đã chỉ ra cho bạn thấy rằng giữa thực tế cuộc sống mà giá trị vật chất, giá trị ảo đang lên ngôi, khi ta hiểu và nắm được những cảm xúc, một khi giá trị đó mất đi thì ta cũng sẽ không cảm thấy chao đảo hay đau khổ nữa. Vì mong muốn hạnh phúc nên ta thay đổi, và vì thay đổi nên ta mở rộng trái tim mình, giờ đây nó có thể vượt qua những điều mà trước đây bạn nghĩ mình bị đánh bại. Con đường đến với “trái tim” hay “tâm” của bạn tuy ngắn nhưng lại cực kỳ gian nan, không phải qua ngày một ngày hai, hay ngay khi đọc xong cuốn sách này bạn có thể hiểu được. Phải trải qua quá trình luyện tập với quyết tâm và nỗ lực không ngừng, thì bản ngã mới không có cơ hội để chi phối con người bạn. Hãy để “Hiểu về trái tim” trở thành người bạn đồng hành, là ngọn hải đăng soi sáng cho bạn khỏi lạc lối giữa cuộc đời. Trích dẫn hay trong “Hiểu về trái tim” “Còn nơi nào tuyệt diệu hơn cõi đời này vì nó có cả hạnh phúc lẫn khổ đau!” “Nếu không có khổ đau  Biết đâu là hạnh phúc  Nhờ mộng mị hôm nào  Ta tìm về tỉnh thức.”  “Quan niệm “đời là bể khổ” chỉ là do cách nghĩ, hay chỉ là định kiến” “Ta còn quá yêu bản thân mình thì làm sao ta có thể yêu thêm người khác. Dù có yêu người khác cũng chỉ để phục vụ cho bản thân mình mà thôi.” “Tâm ta là một cơ chế rất kỳ bí. Mỗi ý niệm tốt sẽ phát sinh ra vô số những năng lượng tốt và mỗi ý niệm xấu sẽ phát sinh vô số năng lượng xấu.” “Càng buông xả thì ta càng thấy nhẹ nhàng và bình an hơn, hoàn toàn khác với thói quen càng tích góp thì càng lo lắng và mệt mỏi.” “Nhẫn nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự

Trung bình khá tiếng anh là gì và giải đáp chi tiết nhất

Trung bình khá tiếng anh là gì

Chắc hẳn ai trong chúng ta vẫn hay thắc mắc bằng trung bình khá tiếng anh là gì? Để tìm đáp án cho câu hỏi này của mọi người, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu trung bình khá tiếng anh là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để nắm được các thông tin mà bạn cần nhé! Cách dịch xếp hạng, bảng điểm, loại hình đào tạo trong văn bằng sang tiếng Anh Việc thống nhất ngôn ngữ dịch thuật tiếng Anh với nhau là điều hết sức quan trọng, nhất là trong trường hợp, nhiều người cùng dịch cho một khách hàng, đặc biệt là các bảng điểm, văn bằng, học bạ, xác nhận tốt nghiệp….Trong quá trình dịch thuật và tham khảo ý kiến từ khách hàng cũng như theo văn bản pháp luật liên quan thì chúng tôi đưa ra cách dịch sau đây: Xếp loại học lực, hạnh kiểm Xuất sắc: Excellent  Giỏi: Very good – A (8,5-10) Khá: Good – B (7,0-8,4)  Trung bình khá: Fairly good Trung bình: Average – C (5,5-6,9) Trung bình yếu: Below average – D (4,0-54) Yếu: Weak – F (<4,0)  Kém: Poor Trong khi bản địa thì thích dùng: Yếu, kém: fail Trung Bình: Pass Trung bình khá: Strong pass Khá: Credit Giỏi: Distinction Xuất sắc: High Distinction Loại hình đào tạo thì có: Hệ chính quy : full-time Hệ vừa học vừa làm: part-time Hệ học từ xa: Distance learning Hệ tự học có chỉ dẫn: Guided self-learning Vì học lực và hạnh kiểm cũng thường xếp loại theo từng hạng tốt, khá, trung bình, nên để đơn giản hóa các thuật ngữ,  nên các biên dịch thường hay dùng cách dịch thứ nhất hơn tức average good, very good… Những cách rèn luyện tiếng anh hiệu quả Bắt chước người bản ngữ Trong 4 kỹ năng Đọc – Viết – Nghe – Nói, phần lớn người học đều gặp khó khăn với kỹ năng Nói. Người học có thể dễ dàng được các tài liệu để mày mò luyện tập các kỹ năng còn lại, nhưng để luyện nói tiếng Anh thành công không hề đơn giản chút nào, người học cần chăm chỉ tập luyện và bắt chước bí quyết phát âm, luyến láy của người bản địa. Bạn có thể luyện kỹ năng Nói bằng cách thường xuyên nghe các bản tin tiếng Anh trên các website tin tức như CNN, BBC, VOA, xem các kênh truyền hình Cartoon Network, Discovery Channel, xem phim truyền hình dài tập của Anh hay Mỹ hoặc nghe các bản nhạc US-UK và cố gắng bắt chước theo ngữ điệu, cách phát âm của họ. Hãy tập nghe tiếng Anh tối thiểu 10 phút hằng ngày và duy trì thói quen đó để có thể nói tiếng Anh thành thạo như người bản ngữ nhé. Học tiếng Anh qua truyện ngắn Học tiếng Anh qua truyện ngắn cũng là một phương pháp rất hiệu quả. Bạn hãy tìm nghe các bản audio, rồi sau đó viết lại ra những gì mình nghe được ở dạng thì quá khứ đơn, rồi luyện chuyển sang các thì khác như hiện tại, tương lai hay quá khứ hoàn thành. Bạn có thể sử dụng công cụ online, hoặc nhờ giáo viên hay những người bạn là dân bản địa kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp. Chỉ sau một thời gian ngắn, chắc chắn ngữ pháp tiếng Anh của bạn tiến bộ rõ rệt. Hãy nói thật nhiều Bạn cần phải thực hành những gì mình đã học bằng việc thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hay đời sống thường ngày. Chẳng hạn như khi đi shopping, hãy thử đọc tên các món đồ bạn muốn mua bằng tiếng Anh, note lại những từ gì mình chưa biết để tra từ điển và tìm hiểu thêm. Khi trao đổi với sếp hay các đối tác nước ngoài, cho dù vốn từ của bạn còn hạn chế hay ngữ pháp chưa chắc, bạn hãy bình tĩnh, từ từ diễn tả ý mình muốn nói bằng những từ vựng dễ hiểu nhất. Những lỗi nói tiếng Anh người học hay mắc phải Final Sound Lỗi giao tiếp đầu tiên dễ mắc phải nhất của người Việt nói riêng và người học ngoại ngữ nói chung là cách phát âm không đủ âm cuối – final sound. Một số lỗi phát âm mà người học thường vướng phải là bỏ qua các âm /d/, /t/,/s/,/z/…do cấu trúc khác biệt trong ngôn ngữ tiếng Việt. Lỗi này khiến cho người nghe không thể hiểu từ bạn nói là gì vì bạn đã “Việt hoá” từ đó và dễ làm người nước ngoài rơi vào tình huống bối rối vì không hiểu hoặc có thể hiểu nhầm điều bạn đang muốn nói đến. Sentence Stress Phần lớn người Việt khi học tiếng Anh giao tiếp không hề chú trọng vào cách nhấn  ngữ điệu trong một câu nói – sentence stress. Nếu bạn nói một đoạn có nội dung dài và chứa nhiều thông tin, nhưng âm phát ra lại bình bình, không nhấn vào trọng âm cho các từ, điều này sẽ khiến người nghe không thể nhận biết đâu là trọng tâm bạn muốn nói đến.  Cách nói “ru ngủ” như vậy sẽ làm đối phương cảm thấy nhàm chán và không thể tập trung vào lời bạn nói, đặc biệt là những khi thuyết trình trong phòng họp hoặc trên lớp học hay giới thiệu sản phẩm với khách hàng… Trên đây là những thông tin cơ bản về trung bình khá tiếng anh là gì? Hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích với tất cả mọi người. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Những điều cần biết khi chứng minh tài chính du học Úc

chứng minh tài chính du học Úc

Việc đi du học để có thêm nhiều cơ hội phát triển bản thân trong tương lai đã trở lên quá đỗi quen thuộc ngày nay. Nằm trong top quốc gia phát triển, có nền giáo dục uy tín hàng đầu thế giới nên du học Úc nhận được khá nhiều sự quan tâm của người Việt. Tuy nhiên, để có thể đặt chân vào ngôi trường đại học của nước Úc danh giá này, bạn sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thủ tục giấy tờ liên quan. Dưới đây là những điều cần biết khi chứng minh tài chính du học Úc cho bạn đọc tham khảo. Tại sao cần phải chứng minh tài chính du học Úc Không chỉ riêng Australia, hầu hết mọi quốc gia trên thế giới khi bạn muốn đến du học, bạn phải chứng minh được điều kiện tài chính của bản thân. Điều này giúp ngôi trường mà bạn mong muốn theo học chắc chắn được rằng bạn có đủ khả năng để cho trả học phí theo quy định của họ. Thêm vào đó, Úc được đánh giá là quốc gia có chi phí sinh hoạt khá đắt đỏ, mức sống cao. Việc chứng minh tài chính như vậy  cũng giúp bạn làm quen và biết thêm thông tin về chi phí, mức sống ở đất nước đó, bạn sẽ không bị quá ngạc nhiên khi qua du học ở Úc. Ngoài ra một thực trạng khá phổ biến ở các du học sinh hiện nay là mải mê kiếm tiền, bỏ thời gian vào các công việc làm thêm để có được khoản chi phí lớn và bỏ bê việc học, dẫn đến tình trạng nợ môn, chất lượng đầu ra kém. Nên việc chứng minh tài chính cũng là cách mà các trường ở Úc chắc chắn bạn có kinh tế tốt, có thể yên tâm học tập mà không bỏ nhiều thời gian để đi làm. Những yêu cầu liên quan đến chứng minh tài chính du học Úc Thực tế không có một quy định cụ thể nào về số tiền mà du học sinh Úc phải chứng minh mình sở hữu mà nó còn phụ thuộc vào yêu cầu trường học và vị trí nơi bạn sẽ chuyển tới sinh sống. Nhưng thông thường để có thể đảm bảo thuận lợi, tài khoản của bạn phải đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu sau: Đủ tiền chi trả một chuyến bay khứ hồi đến Úc, tiền học phí 1 năm tại trường bạn theo học, cùng với đó là ít nhất 20.000 USD cho chi phí sinh hoạt. Nếu điều kiện bạn tốt hơn thì sẽ càng là lợi thế. Có hai loại giấy tờ chứng minh tài chính mà bạn buộc phải thực hiện nếu muốn xin visa thuận lợi. Chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm của bản thân: Số tiền tiết kiệm phải trên 500 triệu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn học phí, mức sống tùy vào thời gian bạn du học tại Úc. Tất nhiên sổ tiết kiệm phải được mở trước đó ít nhất 3 tháng và còn hiệu lực đến trên 3 tháng. Khi làm hồ sơ chứng minh, bạn cần nộp kèm: Giấy xác nhận số dư tài khoản bản gốc, sổ tiết kiệm bản sao. Chứng minh tài chính bằng thu nhập của người bảo lãnh: Thông thường người bảo lãnh cho các bạn sẽ là cha mẹ. Bạn sẽ phải nộp bản chứng minh thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh như bản sao kê lương trong 6 tháng gần nhất, hoặc các loại giấy tờ nhà đất, sổ tiết kiệm, hoặc giấy phép kinh doanh khi bố mẹ có sở hữu công ty riêng… Số tiền phải đủ khả năng để chi trả cho tiện du học của bạn 1 năm bao gồm cả các sinh hoạt phí. Để có thể hoàn thành thủ tục xin visa du học Úc, bạn và gia đình sẽ phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ liên quan. Việc chứng minh tài chính du học Úc chỉ là một trong những thủ tục cơ bản nằm trong đó. Tuy nhiên, với bất kỳ loại giấy tờ nào bạn cũng cần tìm hiểu yêu cầu chi tiết của quốc gia và trường bạn định xin học để có thể thuận lợi xin visa. Hiện nay có khá nhiều các dịch vụ, công ty hỗ trợ xin du học Úc, giúp làm giấy tờ… Vì họ đã có khá nhiều kinh nghiệm cũng như chuyên môn nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và đảm bảo tỷ lệ thành công cao. Nên bạn có thể suy nghĩ đến sự giúp đỡ của họ nếu cảm thấy khó khăn. Chúc bạn xin visa thành công!

Những lợi ích của việc học đại học mà 2k3 nên biết

lợi ích của việc học đại học

Chỉ còn một vài tháng nữa là đến kỳ thi tuyển sinh Trung học Phổ thông Quốc gia, nhưng có lẽ hiện tại vẫn còn nhiều bạn chưa xác định được hướng đi cho tương lai của bản thân, vẫn đang băn khoăn không biết có nên học đại học hay không. Và ắt hẳn bạn đã nghe qua câu nói “đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công”, nhưng bạn có biết rằng “đại học chính là con đường ngắn nhất” và học đại học không chỉ đơn giản là có cho mình tấm bằng mà còn đem đến nhiều cơ hội, nhiều trải nghiệm, mối quan hệ khác nữa. Dưới đây là những lợi ích của việc học đại học mà 2k3 nên biết để không bỏ lỡ “thời gian vàng” của mình. Đem đến cơ hội nghề nghiệp tốt hơn Có thể hiện tại, bạn còn ngồi trên ghế nhà trường và chưa phải va chạm nhiều với cuộc sống, chưa trải qua quá trình kiếm tìm việc làm nên chưa thể thấy được hết tầm quan trọng của tấm bằng đại học. Cùng một năng lực làm việc, độ chăm chỉ và cầu tiến như nhau, nhưng giữa một người có tấm bằng đại học và một người chỉ mang tấm bằng Trung học phổ thông sẽ hoàn toàn khác. Cơ hội thăng tiến của những người có bằng cấp cao sẽ rộng mở và thuận lợi hơn rất nhiều so với người khác. Nếu bạn đã từng nghe qua câu nói “năng lực mới là cái quan trọng” thì quả thực nó vẫn chưa hoàn toàn đúng. Bạn có năng lực, có sự cầu tiến trong công việc nhưng để trở thành một người lãnh đạo lớn, người điều hành và được mọi người hoàn toàn tin tưởng, kính trọng thì một tấm bằng đại học hay cao học sẽ giúp bạn thuận lợi hơn rất nhiều. Phương thức giáo dục mới lạ cho bạn khám phá Nếu bạn nghĩ rằng, học đại học chỉ cần tấm bằng và đến trường hàng ngày giống như thời trung học, chẳng có gì là mới mẻ thì quả thực vô cùng sai lầm. Môi trường đại học là một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt với hệ thống giáo dục mà bạn từng tiếp xúc trước đó. Ngay khi bước chân vào đại học bạn sẽ được tiếp nhận không chỉ lý thuyết sáo rỗng mà còn cả thực hành, rèn luyện cho bạn nhiều kỹ năng khác nhau như làm việc nhóm, thuyết trình, nghiên cứu, tự bạn trải nghiệm tự lĩnh ngộ kiến thức và đem đến cơ hội cho bản thân.’ Thêm vào đó, môi trường đại học được đánh giá là vô cùng năng động, có rất nhiều các câu lạc bộ nghệ thuật từ nhảy hiện đại, ca nhạc, thể thao, chụp ảnh cho đến câu lạc bộ học vấn như tiếng anh, quản trị, startup… phù hợp với mọi sở thích và nhu cầu của bạn. Đại học giúp bạn có thêm nhiều bạn bè mới Đại học là môi trường học tập rộng lớn, mang tầm cỡ quốc gia. Một trường đại học có thể lên đến hàng chục nghìn sinh viên, chính vì thế bạn sẽ có cơ hội làm quen và kết bạn với những người mới đến từ mọi tỉnh thành khác nhau. Chắc chắn bạn sẽ tìm được “soulmate” của mình. Hoặc biết đâu đó sẽ là nơi bạn chọn được “người bạn đời” của mình thì sao. Không chỉ trong trường mà bạn học, bạn còn có thể tham gia nhiều lễ hội, câu lạc bộ của trường lân cận và làm quen với nhiều bạn bè hơn. Nhiều trường đại học còn có cả học sinh nước ngoài, có thể bạn sẽ học được điều gì đó khi làm quen và kết bạn với họ. Có cơ hội trải nghiệm các công việc làm thêm Đây là một lợi ích của việc học đại học. Hầu hết sinh viên đại học đều sẽ kiếm cho mình một công việc part time, thứ có thể giúp họ có thêm tiền để trang trải cuộc sống sinh viên hoặc có thêm kinh nghiệm, phục vụ cho tương lai sau này. Quả thực, việc kiếm cho mình những công việc, trải nghiệm và va chạm nhiều trong thời kỳ đại học sẽ rất có ích cho bạn. Bạn sẽ nhận ra được giá trị đích thực của bản thân, tìm ra mục tiêu mà mình cần hướng tới. Đặc biệt đối với những sinh viên ngoại tỉnh, khi đến thành phố lớn để học tập, bạn sẽ được mở mang tầm mắt khá nhiều và từ đó bạn sẽ nỗ lực để thay đổi bản thân trở thành con người hoàn chỉnh, trưởng thành hơn.  Bài viết đã chia sẻ những lợi ích của việc học đại học. Trên thực tế, việc học đại học còn đem đến cho bạn vô vàn các giá trị tốt đẹp khác, chỉ khi trải nghiệm bạn mới có thể thực sự cảm nhận được nó. Cuộc sống sinh viên thực sự là một thứ gì đó vô cùng quý giá mà bạn không nên bỏ lỡ trong đời. Chúc các bạn 2k3 sẽ có khoảng thời gian ôn tập hiệu quả và sớm chọn được trường đại học phù hợp với sở thích và mong muốn của mình.

1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng và một số lưu ý cho tân sinh viên đại học

1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng

Đại học là cánh cửa mới cho các bạn sinh viên, là hành trang vững chắc để có tương lai rộng mở khi bước vào đời. Do đó ngay từ khi còn là sinh viên ngồi trên giảng đường bạn cần cần nỗ lực và chăm chỉ hết mình. Và mới đây nhất, chúng tôi nhận được một câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên là 1 kỳ Đại học bao nhiêu tháng? Vì vậy trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp cho vấn đề này. 1 Học kỳ Đại học sẽ có bao nhiêu tháng? Đây là thắc mắc của khá nhiều bạn sinh viên đại học, nhất là những bạn đang theo học tại các trường tính học phí theo tháng. Nắm rõ được số tháng của học kỳ sẽ giúp bạn tính được số học phí một kỳ của mình dễ dàng hơn. Còn với những trường tính mức học phí theo tín chỉ đăng ký thì bạn sẽ phải căn cứ theo tín chỉ mình đăng ký theo kỳ đó. Nhìn chung thì số lượng tháng của một kỳ học sẽ được tính như sau. Một năm có 2 học kỳ chính ( Học kỳ 1 và Học kỳ 2): Đây là kỳ học bắt buộc với 15 tuần thực học và 3 tuần thi cử. Như vậy tính ra mỗi kỳ sẽ có khoảng 4-5 tháng, nhưng vẫn sẽ tùy theo sự sắp xếp của các thầy cô bộ môn hoặc do nhiều yếu tố khác mà có sự điều chỉnh phù hợp. Một số lưu ý cho các bạn tân sinh viên Đại học. Giống như thi Đại học, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức cần thiết. Thì khi trở thành tân sinh viên Đại học, xa gia đình, bước chân vào môi trường mới bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố sau. Mức chi phí mỗi tháng khi học Đại học. Ngoài việc đóng các khoản phí khi làm thủ tục nhập học, rôi phí phương tiện đi lại thì bạn còn phải dự phòng một số tiền tiết kiệm dùng để mua các đồ dùng cần thiết. Thông thường, các bạn sinh viên mới sẽ có một tài khoản ngân hàng để lưu trữ và cha mẹ gửi tiền lên khi cần thiết. Vì vậy, bạn hãy lưu ý là có cách chi tiêu hợp lý để tránh các khoản không cần thiết, lãng phí. Chú ý chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cá nhân cần thiết. Khi lên Đại học, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các loại vật dụng cần thiết như giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế và xã hội, thẻ ngân hàng, bằng lái xe (nếu có) và thẻ sinh viên ( nếu đã được trường cấp). Phải nói là điều này không hề thừa vì có rất nhiều trường hợp xấu có thể xảy ra, mà bạn khi gặp phải có thể sử dụng giấy tùy thân và tiền để được hỗ trợ. Những thứ quan trọng thì nên để cẩn thận, tránh lơ đãng, vứt lung tung đến khi tìm lại không thấy nhé. Cần chú ý về phương tiện di chuyển. Nếu các bạn mang xe máy lên để di chuyển thì nên tìm hiểu kĩ nơi mình trọ ra sao để biết cách cảnh giác và phòng trường hợp bị mất cắp. Bởi hiện nay tình trạng các đối tượng trộm cắp thường nhắm đến các bạn sinh viên thiếu cảnh giác, lơ đãng. Trong trường hợp nơi trọ không có chỗ gửi xe thì bạn có thể tìm những địa điểm để xe cụ thể khác, có uy tín cho gửi theo tháng gần nơi trọ để thuận tiện cho việc đi lại. Còn đối với những bạn di chuyển theo phương tiện là xe bus thì nên chú ý chiêu thức móc túi khá tinh vi trên xe bus. Ngoài ra nếu các bạn di chuyển bằng xe bus nhiều thì nên làm vé xe đi theo tháng để tiết kiệm tối đa chi phí cho việc di chuyển. Chú ý về việc tìm phòng trọ cho tân sinh viên. Bạn nên biết không phải phòng trọ nào cũng có giá như nhau, giá cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào địa điểm và điều kiện ở nơi phòng cho thuê trọ. Thông thường phòng trọ ở thành phố sẽ có đặc điểm là tăng theo thời giá, nghĩa là khi nhu cầu cần thuê tăng cao thì giá thuê trọ cũng sẽ được đẩy lên cao theo từng năm. Vì thế hãy cố gắng dành ra một khoảng thời gian để tìm hiểu về giá cả và điều kiện phòng mà mình có ý định thuê. Thêm nữa bạn cũng phải chú ý về những vấn đề phát sinh ở nơi trọ như an ninh, quy định và thời hạn thuê như thế nào. Bởi hiện nay tình trạng lừa đảo, cò mồi đang khá phổ biến đang diễn ra khá nhiều, và những bạn sinh viên mới lên thành phố sẽ là đối tượng bị nhắm tới nhiều nhất. Để chuẩn bị thật tốt cho việc tìm trọ, bạn nên hỏi thật kỹ những người ở khu vực hoặc liên hệ với những người quen có kinh nghiệm trong việc tìm trọ để được giúp đỡ. Như vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu được câu trả lời cho vấn đề 1 kỳ Đại học bao nhiêu tháng? Cùng với đó là một số lưu ý mà các bạn sinh viên cần chú ý khi mới lên nhập học. Qua đó hy vọng bạn sẽ có một hành trang vững chắc để bắt đầu cuộc sống Đại học đáng mơ ước nhé!

Top 20 trường Đại học có học phí cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Top 20 trường Đại học có học phí cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bước vào cánh của Đại học là bạn sẽ đến với một chân trời mới, với đầy đủ kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho hành trang vào đời. Hiện nay có rất nhiều ngôi trường Đại học nổi tiếng với những mức học phí khác nhau. Do đó với top 20 trường Đại học có học phí cao nhất TPHCM sau đây, bạn sẽ tìm thấy nơi bạn “thuộc về” Điểm nhanh top 20 trường Đại học có học phí cao nhất TPHCM. Với môi trường đào tạo chất lượng từ giảng viên cho tới cơ sở vật chất, trang thiết bị thì việc có học phí cao là điều khá dễ hiểu. Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi những gì bạn nhận được từ ngôi trường đó sẽ tương xứng với số tiền mình bỏ ra. 1. Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (TPHCM). Top 1 trong số những trường đại học có học phí cao nhất TPHCM phải kể Đại học RMIT. Tính trung bình mỗi năm bạn phải bỏ ra 168 đến 233 triệu/năm tiền học phí. Mỗi năm trường RMIT sẽ có 3 học kỳ và mỗi học kỳ bạn được đăng kí tối đa là 4 môn. Ngoài ra còn tùy vào chuyên ngành mà sinh viên phải hoàn thành được từ 18 đến 30 môn trong toàn khóa học. RMIT tại Việt Nam có 2 cơ sở, và xuất phát từ Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne – Úc. Chính vì vậy chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế. 2. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với mức học phí cao. Tiếp theo trong top 20 trường đại học này phải kể tới Đại học Kinh tế TPHCM với cơ sở vật chất hiện đại cùng với chương trình học sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tính trung bình một năm theo học tại đây và tùy theo từng chuyên ngành bạn sẽ phải đóng từ 64 đến 75 triệu. Tuy nhiên các sinh viên cũng có thể tiết kiệm kha khá nếu dành được các suất học bổng 50% hay 100% của trường. 3. Trường Đại học Việt – Đức. Đại học Việt Đức được biết đến là ngôi trường công lập được hình thành từ thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Đức. Chương trình học tại trường đều do các giáo sư từ Đức trực tiếp giảng dạy và sinh viên khi tốt nghiệp cũng nhận được văn bằng của trường đối tác ở Đức. Với chất lượng như vậy, Đại học Việt – Đức có mức học phí từ  60 đến 79 triệu/năm, trong đó đã bao gồm Phí duy trì tình trạng sinh viên hàng năm tại trường. 4. Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn. Ngôi trường Đại học Quốc tế Sài Gòn có chương trình học khá thú vị gồm hai loại: học bằng tiếng Anh và học bằng tiếng Việt. Hai loại chương trình này có học phí chênh lệch nhau khá nhiều. Với sinh viên theo chương trình tiếng Việt chi phí khoảng sẽ khoảng 45 triệu/năm, còn theo chương trình tiếng Anh sẽ khoảng 115 triệu/năm. 5. Trường Đại học FPT. Đại học FPT là một cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục ở Việt Nam được chính thức thành lập năm 2006 do Tập đoàn FPT đầu tư hoàn toàn 100% vốn. Vì thế FPT trở thành trường đại học đầu tiên do một doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam. Một năm học, trung bình sinh viên FPT sẽ tiêu tốn của khoảng 50 – 90 triệu. Tuy nhiên nếu bạn chưa đạt TOEFL iBT 80 hoặc chưa đạt IELTS 6.0 thì sẽ còn phải học thêm các khóa Anh văn ở trường với mức học phí là 10 triệu/ mức với 5 mức học từ thấp lên cao. Ngoài ra, FPT sẽ hỗ trợ 9 triệu đồng để trang bị máy tính cho mỗi bạn sinh viên trong 4 năm học. 6. Trường Đại học Hoa Sen. Đại học Hoa Sen là ngôi trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và ngôi trường hàng đầu trong hệ thống các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam. Mỗi năm trường đã đào tạo hơn 20.000 cựu sinh viên cùng với hơn 8.000 sinh viên theo học. Năm 2015, Hoa Sen là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam có các chương trình đào tạo về lĩnh vực kinh tế được kiểm định theo Chuẩn kiểm định ACBSP Hoa Kỳ. Học phí của Đại học Hoa Sen sẽ được giữ nguyên suốt 4 năm học, và khoảng từ 43 đến 60 triệu/năm tùy theo ngành học. Mức chi phí trên chưa bao gồm các khóa học tăng cường tiếng Anh hay các lệ phí bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. 7. Trường Đại học Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong sáu trường thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Và Đại học Quốc tế cũng là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Với chương trình do Đại học Quốc tế cấp bằng thì học phí sẽ là 39 triệu/ năm và với chương trình liên kết thì hai năm đầu mức học phí sẽ là 54 triệu/ năm.     Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ CHí Minh – HUTECH.     Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Trường Đại học Văn HIến. Trường Đại học Ngoại Ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Văn Lang. Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Trường Đại học Tài Chính – Marketing. Trường Đại học Công

So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ năm 2009

So sánh chính sách kích cầu của Việt nam, Trung quốc và Mỹ

Để đẩy mạnh chi tiêu ròng của nền kinh tế một quốc gia, Chính phủ sẽ sử dụng biện pháp kích cầu để làm tăng tổng cầu, kích thích phát triển kinh tế. Đó cũng là biện pháp được những quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, Anh…các nước đang phát triển khác sử dụng, trong đó có Việt Nam. Vì vậy hãy cùng chúng tôi đi so sánh chính sách kích cầu của Việt Nam Trung Quốc và Mỹ năm 2009 để thấy sự biến đổi nền kinh tế như thế nào nhé! Như thế nào là chính sách kích cầu? Trong tiếng Anh, Chính sách kích cầu là Pump priming. Đó là một khoản chi tiêu của Chính phủ được hoạch định để kích thích sự tăng tổng cầu, và thông qua hiệu ứng nhân tử, cơ chế tăng tốc để tạo nên được mức tăng trưởng lớn hơn so với thu nhập quốc dân. Chính sách kích cầu được thể hiện rõ nhất khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Lúc đó Chính phủ không phải tăng chi tiêu đến mức cao nhất để bù lại mức thâm hụt sản lượng mà thay vào đó là tăng chi tiêu đến mức đủ để tạo ra làn sóng ổn định hơn trong nền kinh tế. Có thể nói chính làn sóng lạc quan, ổn định này sẽ làm cho khu vực tư nhân chi tiêu nhiều hơn và giúp nền kinh tế đi tới trạng thái cân bằng hơn. So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc năm 2009 Năm 2008, thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử, và bắt đầu dưới khủng hoảng cho vay địa ốc chuẩn của Mỹ nhưng lý do sâu xa hơn lại là do sự mất cân bằng quốc tế. Từ đó lan rộng ra toàn thế giới, trong đó chịu ảnh hưởng có cả Việt Nam và Trung Quốc. Chính sách kích cầu kinh tế của Mỹ. Khi gói kích cầu của khối Anh-Mỹ đời sau một gói cứu trợ ngành ngân hàng và cuộc khủng hoảng bắt đầu từ các nước phát triển. Bắt buộc phải lựa chọn giải pháp ứng cứu ngành kinh doanh bị tổn thất nặng nề trước sau đó giảm nhẹ sự lây lan. Sau khi bình thường hóa được hoạt động của khối ngân hàng, Mỹ bắt đầu gói kích thích kinh tế. Đặc điểm của chính sách kích thích này là nhắm vào kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa, chú trong miễn giảm nhiều loại thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng…. Chính sách kích cầu kinh tế ở Trung Quốc. Kích cầu của Trung Quốc được thực hiện như một chương trình tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Phần lớn nhất được Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính khoảng 586 tỉ đô la Mỹ tương đương 12% GDP năm 2009 của Trung Quốc. Và mục đích là nhắm vào xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, xây dựng lại hạ tầng nông thôn, tái thiết sau động đất…. Phần còn lại của gói kích cầu sẽ dùng cải thiện công nghệ, hệ thống y tế, xây dựng nhà ở, năng lượng và môi trường. Ngoài ra, gói kích cầu này không đi trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng cũng không trực tiếp vào tăng sức cầu nội địa. Mà để chi tiêu cho các dự án hạ tầng lớn, lợi ích sẽ chuyển nhanh vào các doanh nghiệp. Chính sách kích cầu của Việt Nam. Gói kích cầu kinh tế của Việt Nam nằm ở hai gói hỗ trợ lãi suất. Nhìn chung thì gói hỗ trợ kích cầu của Việt Nam cũng có điểm tương đồng với gói kích cầu phương Tây chính là việc hỗ trợ thuế. Mặc dù không chỉ rõ ràng nhưng một phần gói hỗ trợ của Việt Nam nhắm vào một số loại cơ sở hạ tầng, hay năm 2010 tạm ứng ngân sách cho một số dự án, chuyển nguồn đầu tư sang năm 2009. Trong đó đặc điểm đáng chú ý nhất của gói kích cầu này chính là kết hợp chi tiêu để trợ giá với chính sách tiền tệ . Xem như đã giảm lãi suất thực hiệu lực của các khoản vay từ doanh nghiệp đi 4% và một chính sách giảm lãi suất trong khu vực kinh doanh chứ không phải là toàn bộ nền kinh tế . Đồng thời tiền hỗ trợ lãi suất lấy từ dự trữ ngoại hối chứ không phải lấy từ ngân sách. Mô hình này của Việt Nam còn đáng chú ý ở việc Chính phủ vay nợ thương mại 1 tỷ đô la Mỹ qua việc phát hành trái phiếu quốc tế, sau đó phân bổ lại cho khu vực doanh nghiệp nhà nước. Biện pháp này gây ra hệ lụy hỗ trợ lãi suất nhiều tầng cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhìn chung, chính sách kích cầu của các nước trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2009 cho tới nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Vì vậy với việc đưa ra những sự so sánh chính sách kích cầu của Việt nam Trung quốc và Mỹ trên đây sẽ giúp ích được cho những ai khi cần tới.

Cách tìm kiếm tài liệu nước ngoài khoa học và chính xác

Cách tìm kiếm tài liệu nước ngoài

Việc chọn lựa và tìm kiếm tài liệu nước ngoài đưa ra thông tin trong bài viết nhằm phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin chính xác nhanh chóng không bị lạc đề. Vậy cách tìm kiếm tài liệu nước ngoài khoa học để tìm ra thông tin tham khảo chính xác nhất như thế nào? Tại sao cần tìm kiếm và chọn lựa nguồn tài liệu Lâu nay ở Việt Nam mọi người vẫn tham gia việc tìm kiếm tài liệu trong quá trình nghiên cứu khoa học và học tập. Dường như cách tìm kiếm tài liệu nước ngoài vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức dù rằng vai trò của công tác này cần được ưu tiên là rất quan trọng. Tiến Sĩ Trần Mai Ước đã từng chỉ ra rằng “… vẫn còn một số trường đại học và cao đẳng không đưa môn học phương pháp nghiên cứu khoa học vào chương trình giảng dạy cho giảng viên và học sinh.  Do vậy, tồn tại một bộ phận giảng viên chưa nắm hết hoàn toàn phương pháp nghiên cứu khoa học, cách tìm và sử dụng tài liệu tham khảo …”. Ngoài ra, có thể thấy trong không ít tài liệu khoa học nước ngoài, phần tài liệu tham khảo chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn và chưa được chú trọng nhiều, thông tin trích dẫn, tham khảo được trình bày sơ sài không đúng chuẩn mực và vẫn thường được dễ dàng cho qua đơn giản nhất. Cùng với sự bùng nổ của Internet, xu hướng sử dụng mọi thứ tìm kiếm thông tin và tài liệu trên Internet để đưa vào tài liệu khoa học mà không kiểm chứng nguồn gốc rõ ràng, độ tin cậy của thông tin như thế nào, giá trị thông tin và tuân thủ các quy tắc trình bày và sử dụng tài liệu đã và đang ngày càng phổ biến nhiều hơn trong học tập. Để giải quyết những vấn đề nổi cộm trong cách tìm tài liệu nước ngoài khoa học, người nghiên cứu khoa học phải thật sự chú tâm khi tìm tài liệu làm chủ kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc nguồn tài liệu đảm bảo tính chính xác và nâng cao yêu cầu khoa học đối với việc nghiên cứu tài liệu và làm việc khoa học. Các bước tìm kiếm tài liệu nước ngoài khoa học Có hai giai đoạn quan trọng giúp bạn có thể tìm kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu nước ngoài khoa học nhất: Định hướng nguồn thông tin tài liệu cần tìm kiếm. Tìm kiếm tài liệu và chọn lọc nguồn tài liệu theo đúng quy trình. Giai đoạn 1: Định hướng nguồn tài liệu cần tìm kiếm Định dạng ý tưởng tài liệu cần tìm kiếm Là quá trình bạn cần động não để xác định rõ ràng nguồn nội dung và tính chính xác những ý tưởng cho đề tài bạn đang thực hiện nghiên cứu. Động não là một kỹ thuật hội ý nhằm tìm ra đáp án chính xác nhất cho một vấn đề cụ thể bằng cách cóp nhặt tất cả các ý tưởng nảy sinh trong một khoảng thời gian ngắn nhất định với những nguyên tắc tìm tài liệu nhất định.  – Đầu óc suy nghĩ tự do – Liệt kê các ý tưởng về tìm kiếm tài liệu đã suy nghĩ ra một cách có trật tự – Lọc lấy những ý tưởng tốt nhất về chủ đề của bạn đang cần hợp lý với nghiên cứu của mình. Định vị nguồn tài liệu cần tìm kiếm Sau khi đã có được những ý tưởng tìm tài liệu phù hợp với chủ đề nghiên cứu của mình đang cần, tương ứng với từng nhóm ý tưởng khác nhau của chủ đề sẽ có nguồn cung cấp tài liệu khác nhau để tìm hiểu. Hiểu rõ đặc điểm, ưu và nhược của các nguồn tài nguyên khác nhau sẽ từ giúp lựa chọn công cụ tìm kiếm thích hợp với bạn đang cần Tài liệu tham khảo tiếng anh thường có ở các nguồn như: Thư viện online (sách, tạp chí khoa học, tài liệu nghe nhìn linh động, các văn bản nhà nước, các luận văn, luận án,…), trung tâm tài liệu khoa học và các tủ sách chuyên ngành, các cơ sở dữ liệu, danh bạ mạng, bộ máy tìm kiếm thông dụng nhất hiện nay gồm có (Google, Google Scholar, Scirus) Các nguồn tài nguyên khác: Các nhà xuất bản tài liệu khoa học, nhà trung gian cung cấp tài liệu, bách khoa toàn thư, từ điển thuật ngữ chuyên ngành chuyên nghiệp, diễn đàn chuyên môn và website, blog và đặc biệt là các nguồn tài liệu mở. Là các nguồn tài liệu có chứa bài báo, công trình khoa học tiếng anh miễn phí cho mọi đối tượng độc giả đã thực hiện. Đây là một xu hướng mới tìm tài liệu thịnh hành, đang phát triển mạnh và nhiều trên khắp thế giới, nhằm giảm thiểu tối đa chi phí truy cập toàn văn các tài liệu nước ngoài khoa học, kỹ thuật, đặc biệt được các tổ chức lớn lưu ý cần chú trọng trong các chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển. Giai đoạn 2: Tìm kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu Khi đã biết được cách tìm kiếm tài liệu nước ngoài khoa học cần những loại tài liệu nào, chọn công cụ tìm kiếm nào phù hợp rồi, thì cần biết cách khai thác thông tin hữu ích của các công cụ tìm kiếm làm sao cho hiệu quả, có chiến lược khai thác thông tin hiệu quả mà không phải dò dẫm may rủi, và làm sao để đánh giá chính xác và chọn lọc đúng thông tin được những tài liệu có giá trị tham khảo về mặt